Đền thờ Thầy Sài Nại (Dinh Thầy)

Vì để tiện cho việc thờ cúng, không phải đi xa nên người Việt ở đảo đã xây dựng Đền thờ Thầy Sài Nại (Dinh Thầy) vào thế kỷ XVI tại Ngũ Phụng, trên ngọn đồi cao phía Đông Bắc làng An Hòa.

Kiến trúc Dinh thầy Nại

Quần thể kiến trúc đền thờ Thầy Sài Nại gồm có các hạng mục như: Cổng chính, Cột cờ, Bình phong, Võ ca, Chính điện. Hướng chính của đền nhìn về phía Tây Nam. Cổng chính, Võ ca, Chính điện cơ bản kiến trúc gần giống các đình, vạn như: cổng tam quan, nhà vuông có 4 mái, trên đỉnh nóc trang trí các phù điêu long, phượng, hoa lá…

Nội thất Chính điện bài trí 3 khám thờ: khám giữa thờ Thầy Sài Nại lắp ghép bằng gỗ được sơn thếp rực rỡ, giữa khám đắp chữ “Thần”, khám tả thờ Tiền Hiền và khám hữu thờ Hậu Hiền lắp ghép giống nhau. Lọng khám được chạm khắc các họa tiết lưỡng long tranh châu, chim thú, mai, lan, cúc, trúc, hoa lá dây và các câu đối chữ Hán Nôm.

Các vua triều Nguyễn đã ban 8 sắc phong cho Thầy Sài Nại, được nhân dân 9 làng của 3 xã ở huyện Phú Quý luân phiên nhau gìn giữ. Hằng năm, đến ngày vía Thầy Sài Nại vào mùng 4 tháng 4 âm lịch, người dân khắp các làng tại đảo tổ chức đoàn lễ thỉnh rước sắc Thầy Sài Nại từ nơi giữ sắc đến đền thờ để cúng tế33. Lễ hội được thực hiện với nhiều nghi thức long trọng nối tiếp nhau theo tập tục lâu đời của người dân ở đảo.

Đền thờ thầy Sài Nại ở Phú Quý

Quá trình xây dựng Dinh Thầy

Vào một sáng nọ, nhóm trẻ đang chơi u mọi tại Bàu Bưng, bỗng có một chú bé nhập cốt tự xưng là Thầy Nại. Việc này khiến cho nhóm trẻ trong làng ngơ ngác, bán tín bán nghi nên mời về làng để người lớn hỏi chuyện. Khi về đến đầu làng, đứa trẻ cho biết mình là thầy Nại có mộ chí tại doi đất nhô ra biển (ngày nay là khu vực mộ Thầy, thuộc địa bàn xã Long Hải). Vì thấy nhân dân trên đảo có lòng tín ngưỡng nên muốn nương đồng cưỡi cốt để mách bảo với bổn thôn rằng: “Nếu đồng ý xây dinh thờ ta, ta sẽ hộ cho bổn thôn thân cung tráng kiện và hộ cho quốc thới dân an”.

Bổn thôn nghe vậy lấy làm mừng, khẩn Thầy chỉ nơi để bổn thôn lập dinh thờ. Vừa dứt lời, chú bé ấy mới dẫn đến nơi Thầy chọn (Đền thờ thầy Nại hiện nay). Nhưng khu đất dự định làm dinh lại có một cây duối rất to đến 4 người ôm. Vì gốc duối đứng ở trung tâm khu đất chọn xây dinh (địa phương gọi là tim dinh) nên cần phải dời đi. Thanh niên 12 làng (lúc chưa sáp nhập) được huy động đến phát quang xung quanh, nhưng gốc duối thì không thể bứng lên nổi nên ai cũng phiền lòng. Bỗng nhiên lại có một chú bé nhập cốt chạy đến xưng là thầy Nại và yêu cầu dân làng chuẩn bị lễ vật (cháo, mía, hương đèn,…) để ngài khao âm binh. Sau khi binh gia thọ dụng lễ vật dâng cúng sẽ cùng ngài nhổ gốc duối to trên.

Bổn điền chuẩn bị lễ vật trong một lễ tế Thầy Nại

Một hương án được lập với đầy đủ lễ vật, sau khi khấn xong, chú bé dứng dậy ôm gốc cây duối nhổ lên và vác đi nơi khác. Một ngôi tín ngưỡng được dựng lên bằng tranh tre, vách đất. Sau nhiều lần trung tu, dinh thờ thầy Nại mới khang trang như ngày nay. Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của địa phương, ngày 7/9/2010, UBND tỉnh Bình Thuận đã công nhận Đền thờ thầy Sài Nại là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1993/QĐ-UBND.

Sự hiển linh của Thầy Nại ở Phú Quý

Thầy là là vị thần rất linh hiển, trong nhân dân còn nhắc nhở nhau rằng khi gặp khó khăn chỉ cần niệm mỹ tự của Thầy cùng lời khấn xin Thầy phù hộ: Thầy Sài Nại Thông linh Chiêu ứng Mặc chất Đoan túc gia tặng Dực bảo Trung hưng Tiết kinh Quang ý Trung đẳng thần phù hộ… thì sẽ được đầu xuôi đuôi lọt.

Theo ngư dân, nhiều lần ghe thuyền mắc vào các rạn đá ngầm, các thuyền lớn vẫn không kéo ra được, gia đình liền mang lễ vật tới mộ Thầy, cúng vái, cầu xin thì ghe thuyền liền được kéo ra khỏi rạn đá an toàn.

Các vua triều Nguyễn đã ban 8 sắc phong cho Thầy Sài Nại, được nhân dân 9 làng của 3 xã ở huyện Phú Quý luân phiên nhau gìn giữ. Hằng năm, đến ngày vía Thầy Sài Nại vào mùng 4 tháng 4 âm lịch, người dân khắp các làng tại đảo tổ chức đoàn lễ thỉnh rước sắc Thầy Sài Nại từ nơi giữ sắc đến đền thờ để cúng tế. Lễ hội được thực hiện với nhiều nghi thức long trọng nối tiếp nhau theo tập tục lâu đời của người dân ở đảo.

Rước sắc phong trong lễ tế thầy Nại ngày mùng 4 tháng 4 hàng năm.

Đền thờ thầy Sài Nại là di tích mang nhiều dấu ấn, giá trị về văn hóa, lịch sử, phản ánh rõ nét quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa trong quá trình chung sống giữa vùng biển đảo xa xôi. Đồng thời thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân Phú Quý từ trước đến nay. Trải qua hơn 300 năm tồn tại, được các thế hệ người người Chăm rồi đến người Việt của các làng trên đảo kế tiếp nhau trông nom, tôn tạo, thờ phụng và thực hiện các nghi thức tế lễ theo đúng tập tục xưa. Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn bảo lưu, gìn giữ đến hôm nay UBND tỉnh Bình Thuận đã công nhận Đền thờ thầy Sài Nại là Di tích Lịch sử Văn hóa Cấp Tỉnh tại Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 07/9/2010.

Xem thêm: Mộ Thầy Sài Nại ở Phú Quý

5/5 - (2 bình chọn)
Dinh Thầy, Dinh Thầy Sài Nại, Thầy Sài Nại, Thầy Sài Nại Phú Quý

Recent Posts