Núi Cấm cao 108 mét là núi cao nhất ở Phú Quý, nơi có đặt hải đăng của đảo được xây dựng năm 1996 và cao 28 mét để phục vụ nhu cầu đi lại trên biển của tàu bè qua lại khu vực này.
Chạy xe máy đến chân núi, ta có thể vô tư bỏ lại xe máy dù chẳng có ai trông, để leo núi. Chừng 120 bậc đá được kê xếp vững vàng bằng những tảng đá tự nhiên, thỉnh thoảng lại có mấy ghế đá cho khách nghỉ chân.
Từ thời Pháp thuộc trên đảo đã có Hải đăng nhưng ở vị trí khác, năm 1997 ngọn Hải đăng Phú Quý này mới được xây dựng. Anh đã gắn bó với nơi đây suốt từ đó đến nay, trừ 4 năm phải công tác ở điểm khác.
Hải đăng Phú Quý như vậy là thuộc lứa trẻ nhất trong số 92 ngọn Hải đăng của cả nước trải dài từ Bắc chí Nam. Bù lại, Hải đăng Phú Quý là một trong những ngọn đèn biển thuộc loại lớn nhất. Hiệu lực ánh sáng của đèn 20 hải lý (gần 40 km) và tầm nhìn địa lý là 28 hải lý. Tháp đèn cao 18 m. Tọa độ địa lý của đèn là 10 độ 3205″ vĩ độ Bắc, 108 độ 5507″ kinh độ Đông. Đèn dùng năng lượng mặt trời với 24 bình ắc quy nên tự động hoàn toàn, khi ánh sáng tự nhiên yếu thì đèn sẽ bật sáng và đèn quay liên tục không ngưng nghỉ.
Cao chót vót là đèn chính, đèn đặt trong lồng kính chịu lực, mỗi bề 2 m. Đèn phụ nhỏ hơn đặt ở sân dưới chân tháp chính. Đứng trên tháp gió thổi lồng lộng, đôi khi có cảm giác gió mạnh hơn chút nữa sẽ cuốn bay cả người. Hệ thống pin mặt trời khung sắt được bắt chặt vào bê tông, vững chãi. Từ tháp đèn nhìn được toàn cảnh đảo Phú Quý, nhà cửa, công trình, núi non và những bãi biển, cánh đồng phong điện với những cánh quạt trắng hiên ngang, tàu thuyền cái xa, cái gần trên nền biển xanh bao la trông rất quyến rũ.