Món quà đầy chất dinh dưỡng với Hải sâm Phú Quý

Hải sâm Phú Quý

Biển Phú Quý có nhiều loại hải sâm (đồn đột). Đồn đột ở đây rất phong phú về chủng loại ở cách bờ khoảng 1.000 m trở ra.

Hải sâm Phú Quý hiện nay hầu hết được xuất ra nước ngoài vì chưa được du khách trong nước xem trọng, đối với những người rành rõi cho rằng ăn hải sâm là bổ thận, tráng dương, thuần âm. Với giá trị dược liệu đó, hải sâm thường “đứng” trong những bữa tiệc long trọng, và nó là nguồn lợi xuất khẩu của ta vì rất được các nước Đông Nam Á và các quốc gia: Canada, Mỹ, Úc,… ưa chuộng.

Cận cảnh hải sâm ở Phú Quý

Theo các ngư dân ở đảo Phú Quý, có khoảng 100 loài hải sâm mang màu sắc, kích thước và tên gọi khác nhau. Trong số đó, họ chỉ phân biệt được 10 loại như sau: vú trắng (và bông), vú đen, hắc, nâu, rít, táo (lựu), gai (thơm), tói phương, đỉa da trắng, đỉa nậm. Đây là những loài hải sâm có màu trắng đục như nước vo gạo, có đốm xanh, vàng nghệ, nâu sậm, đen mực tàu…

Trong số những loại hải sâm phổ biến mà ngư dân thường đánh bắt, có những loại giá chỉ vài chục ngàn 1kg, nhưng có loại như hải sâmnhư hải sâm vú, có giá từ 1 triệu đồng 1kg trở lên. Loại hải sâm này có 2 hàng vú nhỏ dưới bụng nên được gọi là vú nàng. Ngay cả hải sâm vú cũng có 2 loại là vú nàng trắng và vú nàng đỏ. Loại vú nàng trắng mua tận gốc, tức mua của ngư dân, giá cũng gần 1 triệu đồng 1kg. Nhưng muốn bắt vú nàng thì phải đi ban đêm. Còn ban ngày nó ra rất ít.

Hải sâm ở Phú Quý rất dồi dào từ xưa, hải sâm được liệt vào hàng “hải vị”, là thực phẩm biển cao cấp. Hải sâm thường được nấu với các vị thuốc bắc cùng với thịt bồ câu, gà ác, móng héo, chân bò, gân nai, hoặc được ngâm rượu.

Hải sâm thường có nhiều vào khoảng cuối tháng 9 khi nước biển trong xanh. Xưa kia quanh đảo Phú Quý rất nhiều hải sâm. Nhưng khi đó, dân Phú Quý chưa biết loài đỉa biển này là đặc sản có giá trị kinh tế cao và là “thần dược” của đại dương, nên ít khai thác. Khoảng 6 – 7 năm trở lại đây, du lịch phát triển, giao tiếp bên ngoài nhiều, dân đảo mới biết hải sâm có giá trị kinh tế cao, và bắt đầu khai thác mạnh, khiến sản lượng hải sâm ở ngư trường Phú Quý dần cạn kiệt. Giờ muốn bắt hải sâm, phải đi rất xa mới có. Thậm chí, nhiều tàu sau 1 chuyến biển chỉ kiếm được 5 – 10kg hải sâm các loại.

Hải sâm đang ngày càng ít đi rồi. Mấy năm trước, chỉ cần ra ghềnh đá là có thể bắt được. Hồi còn nhỏ, sau mỗi đợt bão, sóng to, chỉ cần ra mấy bãi biển, gành đá là thấy hải sâm lăn lóc trên cát mà chẳng ai bắt. Vì hồi đó du lịch chưa có, hải sản chỉ dân trên đảo ăn thôi, mà trên đảo thì thiếu gì cá tôm, cua, đâu ai ăn hải sâm làm gì. Còn giờ phải ra tận ngoài khơi xa, lặn sâu hơn chục mét trở lên mới có, như chỗ này cách đảo 27 hải lý, biển sâu gần 20m. Mà bây giờ, hải sâm to nhỏ gì người ta cũng bắt.

Hải sâm là dược liệu quý được sử dụng với nhiều mục đích như bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý như: bổ thận, tráng dương, bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược, phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch; làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất Protit và Lipit trong máu; Tăng hấp thụ oxy trong tim và gan…

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts